Độ điện thẩm
Độ điện thẩm

Độ điện thẩm

Trong điện từ học, độ điện thẩm tuyệt đối, thường gọi là độ điện thẩm (tiếng Anh: permittivity) và ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp ε (epsilon), là một đại lượng thể hiện tính phân cực điện của một điện môi. Dưới tác dụng của điện trường, một vật liệu với độ điện thẩm cao phân cực nhiều hơn vật liệu có độ điện thẩm thấp, qua đó tích trữ nhiều năng lượng hơn. Trong điện tĩnh học, độ điện thẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định điện dung của một tụ điện.Trong trường hợp đơn giản nhất, trường dịch chuyển điện D gây ra bởi một điện trường E làTổng quát hơn, độ điện thẩm là một hàm trạng thái nhiệt động lực học.[1] Nó có thể phụ thuộc vào tần số, độ lớn, và hướng của trường được áp dụng. Đơn vị SI cho độ điển thẩm là farad trên mét (F/m).Độ điện thẩm còn hay được biểu diễn bằng độ điện thẩm tương đối εr, tức là tỉ số của độ điện thẩm tuyệt đối ε và độ điện thẩm chân không ε0Đại lượng không thứ nguyên này cũng hay được gọi là độ điện thẩm. Một cụm từ khác để chỉ cả độ điện thẩm tuyệt đối và tương đối là hằng số điện môi, nhưng ngày nay ít được dùng trong cả vật lý, kỹ thuật[2] và hóa học.[3]Theo định nghĩa, chân không có độ điện thẩm tương đối bằng đúng 1, còn không khí ở đktc có độ điện thẩm tương đối κkk ≈ 1.0006.Độ điện thẩm tương đối liên hệ với độ cảm điện (χ) theo công thức:cũng có thể viết thành

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Độ điện thẩm http://www.drudelorentz.com http://falsecolour.com/aw/eps_plots/eps_plots.pdf http://lightandmatter.com/html_books/0sn/ch11/ch11... http://physics.nist.gov/Pubs/SP330/sp330.pdf http://physics.nist.gov/cgi-bin/cuu/Value?ep0 http://keith-snook.info/capacitor-soakage.html http://www.bipm.org/utils/common/pdf/si_brochure_8... //doi.org/10.1351%2Fpac200779030293 http://ieeexplore.ieee.org/servlet/opac?punumber=5... http://iupac.org/publications/pac/2007/pdf/7903x02...